Sinh hoạt tu học GĐPT

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NĂM THỨ 2 (2018) LỚP HỌC HUYNH TRƯỞNG BẬC LỰC V (2016 – 2020)

Ngày đăng: 12/04/2018

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NĂM THỨ 2 (2018)

LỚP HỌC HUYNH TRƯỞNG BẬC LỰC V (2016 – 2020)


I. GIÁO LÝ DUYÊN KHỞI

 

   1/. Giáo lý Duyên khởi được hiểu là bao gồm các giáo lý cơ bản nào của Phật giáo làm cơ sở cho những lập luận về “thực tại luận, đạo đức luận, siêu khởi luận” trong Phật giáo?

 

    2/. Nêu các chi phần của Giáo lý Duyên khởi.

 

    3/. Mười hai chi phần của Giáo lý Duyên khởi thường được chia thành 3 nhóm thuộc quá khứ, hiện tại và vị lai. Nêu cụ thể các chi phần qua các mốc thời gian được phân loại: quá khứ (2), hiện tại (8), vị lai (2).

 

    4/. Nội dung của 12 chi phần của Giáo lý Duyên khởi được trình bày trong chi phần nào của Tứ diệu đế?

 

    5/. Tứ duyên luận là gì? Hãy liệt kê đầy đủ Tứ duyên theo định nghĩa sơ lượt của DT Suzuki.

 

    6/. Tôn giả Sariputta (Xá Lợi Phất) đã quyết định từ giả ngoại đạo để nương tựa Đức Phật sau khi nghe tôn giả Ác Bệ  giới thiệu tổng quát Giáo lý Duyên khởi (hay nhân duyên). Hãy viết 4 câu kệ nầy theo Hán dịch và Việt dịch.

 

    7/. Đức Phật dạy lý Duyên khởi nhằm mục đích gì?

 

  8/. Nguyên nhân nào theo Giáo lý Duyên khởi dẫn đến tái sinh?

 

    9/. Đức Phật dạy rằng: Trong 12 chi phần của thập nhị nhân duyên, tuy nói vô minh là đi đầu nhưng thực ra không có chi phần nào là đi đầu cả. Vì sao thế?

 

   Như vậy Duyên khởi như đã được trình bày là căn bản của Vũ trụ luận, Nhân sinh luận, Đạo đức luận của Phật giáo.

 

II.TAM VÔ LẬU HỌC

 

  1/. Tam vô lậu học là gì? Thực hành tam vô lậu học, hành giả được nhũng lơi ích gì?

 

  2/. Giới có ý nghĩa gì ? Giữ giới có lợi ích gì?

 

  3/. Theo Tăng chi bộ kinh, 3B trang 73, Đức Phật dạy bao nhiêu mục đích hành thành giới bổn?

 

  4/. Phân biệt ý nghĩa giới thế gian và giới xuất thế gian?

 

  5/. Ba loại giới theo quan điểm đại thừa (Mahayana) là gì?

 

  6/. Phân loại “Định vô lậu học”.

 

  7/. Phân tích “định thế gian và định xuất thế gian”.

 

  8/. Tuệ vô lậu học là gì?

 

  9/. Bốn chân lý của tuệ học theo Kinh Tương ưng V có nội dung gì?

 

  10/. Hậu đắc trí là gì?

 

III.TỔNG QUAN VỀ TÂM LÝ HỌC PHẬT GIÁO

 

  1/. Tìm hiểu nét đặc trưng của tâm lý học Phương Tây.

 

  2/. Đặc điểm chính của nền tâm lý giáo dục Phật giáo

 

  3/. Ba hệ thống tâm lý học Phật giáo được giới thiệu là gì?

 

  4/. Câu xá luận do pháp sư nào trước tác?

 

  5/. Duy thức luận phật giáo có bao nhiêu pháp được giới thiệu? Hãy liệt kê các nhóm chính?

 

  6/. Nêu 11 pháp trong sắc pháp theo Duy thức luận.

 

  7/. Theo Thắng pháp tập yếu luận, Câu xá luận và Duy thức luận đều xác đinh con đường chuyển hóa tâm lý con người từ trạng thái bất thiện và thiện thành giải thoát, vô lậu, vô vi là con đường nào?

 

  8/. Ngũ uẩn gồm có những uẩn nào? Nêu nội dung từng uẩn?

 

IV. ĐẠO PHẬT VÀ KHOA HỌC

 

(Nghĩ về Đạo Phật và Khoa học từ lý thuyết đến thực tiễn; Từ trang 48-64  tài liệu bậc lực V năm thứ I)

 

  1/. Trên cơ sở nào chúng ta bảo Đạo Phật phù hợp với tinh thần của khoa học? nêu ví dụ?

 

  2/. Về lý thuyết, Đạo Phật và khoa học phù hợp với nhau trên một nền tảng, đó là nền tảng nào?

 

  3/ Sự khác biệt về mục tiêu và đối tượng của khoa học và Đạo Phật là gì?

 

  4/. Ánh sáng của khoa học và ánh sáng của Đạo Phật khác nhau như thế nào?

 

  5/. Anh chị hiểu thế nào Thế trí và Phật trí?

 

  6/. Hãy nêu 5 điểm chung giữa Đạo Phật và khoa học?

 

V. PHẬT GIÁO TRONG SỨ MẠNG HÒA BÌNH

 

  1/. Tại một sự kiện quan trọng nào của thế giới, toàn thể đại biểu đã tôn vinh Phật giáo là tôn giáo của hòa bình?

 

        2/. Nêu 7 nội dung của bài học “Phật giáo trong sứ mạng hòa bình”.

 

        3/. Hãy phân tích bài kệ sau (Kinh Tương ưng bộ, tập 1, HT Thích Minh Châu dịch) 

 

        Thắng trận sanh thù oán

 

        Bại trận nếm khổ đau

 

                  Ai bỏ thắng, bỏ bại

 

        Tịch tịnh, hưởng an lạc

 

       4/. Nêu 7 câu hỏi mà Đức Phât hỏi Ngài Anan về tình hình của xứ Vajji?

 

       5/. Qua nội dung 7 câu hỏi về tình hình xứ Vajji, Đức Phật muốn dạy điều gì?

 

  6/. Hãy tóm tắt 7 pháp mà Đúc Phật dạy bằng ngôn ngữ hiện thời?

 

VI   ÔN TẬP :    BẬC TRÌ -  TRẠI  ADUC

 

   A. BẬC TRÌ

 

        A1. Lược qua sự nghiệp các đại cư sĩ hộ pháp: A Dục Vương, Lương Võ Đế, Thánh Đức Thái Tử Shotoku, cư sĩ Lê Đình Thám, Mai Thọ Truyền, Nguyễn Hữu Kha.

 

        A2. Giáo lý cơ bản: Lục hòa, Tứ nhiếp pháp, Nhân quả, Nghiệp báo, Luân hồi, Tam pháp ấn, Thập thiện nghiệp, Kinh Thiện sanh.

 

         A3. Tinh thần và phương pháp giáo dục trong Gia đình Phật tử; Người Huynh  trưởng với quê hương; Bảo  vệ môi trường; An toàn giao thông.

 

   B. TRẠI A DỤC (Cấp I)

 

         B1. Ý nghĩa và tinh thần trại A DỤC.  

 

         B2. Lý tưởng của người Huynh trưởng.     

 

         B3. Người Đoàn trưởng (tư cách và nhiệm vụ).

 

         B4. Cách tổ chức và quản trị đoàn.

 

         B5. Mục đích và phương pháp giáo dục trong GĐPT.

 

         B6. Tâm lý đoàn sinh.

 

         B7. Điều khiển một buổi sinh hoạt.

 

     Kính đề nghị BHD Phân Ban GĐPT các tỉnh thành, Ban Điều hành Bậc Lực V Trung ương các khu vực phổ biến rộng rãi cho học viên đề cương nầy.

 

     Dự kiến ngày thi kết khóa năm thứ 2: 15/7/2018, tổ chức thi theo khu vực, BĐH Bậc Lực V Trung ương sẽ có thông báo cụ thể bằng văn bản.

 

                                                                                                                                 Quảng Ngãi, ngày 05 tháng 4 năm 2018

 

                                                                                                                                     BAN ĐIỀU HÀNH BẬC LỰC V TW