Sự kiện-lễ

NHỮNG GIÁ TRỊ TƯ TƯỞNG, VĂN HÓA ĐẶC SẮC CỦA PHẬT HOÀNG TRẦN NHÂN TÔNG VÀ PHẬT GIÁO TRÚC LÂM

Ngày đăng: 08/12/2018

NHỮNG GIÁ TRỊ TƯ TƯỞNG, VĂN HÓA ĐẶC SẮC CỦA PHẬT HOÀNG TRẦN NHÂN TÔNG VÀ PHẬT GIÁO TRÚC LÂM - HT THÍCH THIỆN NHƠN Chủ tịch HĐTS- GHPGVN

BÀI PHÁT BIỂU CỦA GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM

NHỮNG GIÁ TRỊ  TƯỞNG, VĂN HÓA ĐẶC SẮC

CỦA PHẬT HOÀNG TRẦN NHÂN TÔNG VÀ PHẬT GIÁO TRÚC LÂM

HT. Thích Thiện Nhơn

Chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam

      Kính thưa ………

      Hôm nay, nhân dịp kỷ niệm 760 năm ngày sinh và 710 năm ngày nhập Niết bàn của Phật hoàng, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) phối hợp với Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ninh và Giáo hội Phật giáo Việt Nam đồng tổ chức Hội thảo Khoa học quốc tế với chủ đề Trần Nhân Tông và Phật giáo Trúc Lâm – Đặc sắc tư tưởng, văn hóa” nhằm tưởng nhớ và ghi nhận những đóng góp to lớn về mặt tư tưởng và văn hóa của một bậc tiền nhân xuất chúng của dân tộc, một bậc chân tu liễu ngộ của Phật giáo Việt Nam, qua đó phát huy những giá trị nhân bản, nhân văn cao quý, giúp cho hàng Tăng lữ hậu học ứng dụng những tinh hoa tư tưởng Phật học của ngài vào đời sống thực tiễn, từ đó nâng cao Phật chất trong các hoạt động Phật sự, góp phần phát triển bền vững Giáo hội Phật giáo Việt Nam trong tương lai.

      Kính thưa quý liệt vị.

      Phật giáo có mặt trên đất nước ta vào những thế kỷ đầu trước công nguyên, sự hiện diện của trung tâm Phật giáo Luy Lâu đã nói lên chiều dài lịch sử hình thành và phát triển của Phật giáo Việt Nam, trải qua hàng ngàn năm sau đó, Phật giáo tại nước ta không ngừng phát triển, nhất là khi thiền phái Trúc Lâm và Giáo hội Trúc Lâm ra đời dưới sự lãnh đạo của Phật Hoàng Trần Nhân Tông thì Phật giáo Trúc Lâm mới thực sự khẳng định vị thế vững vàng trong lòng dân tộc, và cũng từ cột mốc thời gian này lịch sử dân tộc và Phật giáo Việt Nam đã tôn vinh đức vua Trần Nhân Tông là Phật hoàng Trần Nhân Tông hay Điều ngự Giác Hoàng.

 Vua Trần Nhân Tông  con của đức vua Trần Thánh Tông, ngài sinh năm 1258, năm lên ba, ngài được 

vua cha gởigắm cho ngài Tuệ Trung Thượng  dạy bảo, ngài Tuệ Trung Thượng  vốn  một thiền  thâm chứng Phật phápsống tự tại giữa cuộc đời dưới hình thức một   sĩ, thuở nhỏ Trần Nhân Tông không màng làm vua, một mực đòi nhường ngôi Đông Cung Thái Tử cho người em để được tự tại trên con đường tu học; khi  còn  Thái tử, ngài chay lạt thanh tịnh, chuyên tâm học Phật, tinh tấn tham thiền; năm 1279 khi lên ngôi vua, Ngài càng nỗ lực tinh cần tham thiền học đạo với các bậc cao tăng thạc đức, năm 1294 Ngài xuất gia tại chùa Hoa Yên, núi Yên Tử, lấy hiệu  Hương Vân Đầu Đà, sau đổi lại  Trúc Lâm Đầu Đà  chứng đạo 1299, Ngài đứng ra thành lập thiền phái Trúc Lâm, còn gọi Trúc Lâm Yên Tử hay Trúc Lâm Tam Tổ; ngài vừa  một đấng quân vương nhân từ đức độ, một nhà chính trị tài ba xuất chúng; vừa  một thiền  liễu đạo, một nhà hoằng pháp nhiệt huyết nhập thế cứu đời, phổ độ chúng sinh; sau gần 10 năm nhiệt thành hoằng pháp lợi sanh, ngài đã viên tịch vào năm 1308, lúc bấy giờ ngài 51 tuổi; nhờ đức hy tận tụy hết lòng phụng sự đạo pháp  dân tộc, nhất  sức ảnh  hưởng từ những  tưởng Phật học đặc sắc ưu việt của Phật hoàng Trần Nhân Tông, cùng với sự ra đời của Phật giáo Trúc Lâm đã góp phần to lớn cho sự phát triển rực rỡ của Phật giáo thời Trần và sự hưng thịnh của đất nước Đại Việt, tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển rực rỡ của Phật giáo Việt Nam mãi đến thời đại ngày nay.

       Sự ra đời và phát triển rực rỡ của Phật giáo Trúc Lâm, một tổ chức giáo hội đầu tiên trong lịch sử Phật giáo nước nhà, cùng với sự hiện diện của ba vị Tổ sư người Việt, đó là Sơ Tổ Trần Nhân Tông, Nhị Tổ Pháp Loa và Tam Tổ Huyền Quang, đã tạo cho Phật giáo Trúc Lâm trở thành một biểu tượng giá trị tinh thần độc đáo của dân tộc Việt. Theo lịch sử Phật giáo Việt Nam, thiền phái Yên Tử ra đời từ sự hợp nhất ba thiền phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi, Vô Ngôn Thông và Thảo Đường trên tinh thần “chưa rõ thì chia làm ba giáo, hiểu rồi thì cùng một ngộ tâm” và sự hình thành của Phật giáo Trúc Lâm dù bắt nguồn từ nền móng của thiền phái Yên Tử, nhưng đã được Phật hoàng Trần Nhân Tông tổ chức lại nhằm thống nhất các hệ phái lúc bấy giờ còn sinh hoạt rời rạc, tuy nhiên vấn đề không chỉ là hợp nhất các tổ chức hệ phái còn sinh hoạt riêng lẻ, mà ở đó nổi bật lên hệ tư tưởng Phật học đặc sắc đã được Phật hoàng Trần Nhân Tông kết tinh, sáng tạo và khởi xướng nhằm khuyến hóa người học Phật, chính tư tưởng Phật học của Phật hoàng Trần Nhân Tông mới là yếu tố quyết định cho sự phát triển Phật giáo Trúc Lâm nói riêng và sự hưng thịnh của đất nước Đại Việt nói chung.

      Kính thưa quý vị

      Phật giáo Trúc Lâm là Phật giáo bản địa đầu tiên của người Việt, đã được Phật hoàng Trần Nhân Tông Việt hóa nhằm nêu cao ý chí tự lực tự cường và thống nhất các tổ chức hệ phái của Phật giáo thành một giáo hội độc lập thuần túy của dân Việt, theo nguyện vọng của người Việt, phù hợp với hoàn cảnh lịch sử của đất nước Đại Việt và bản sắc văn hóa Việt, có thể nói đây là nét văn hóa đặc sắc của Phật giáo và dân tộc Việt Nam.
Phật giáo Trúc Lâm dưới sự lãnh đạo của Phật hoàng Trần Nhân Tông đã phát huy một cách toàn diện tư tưởng “Hòa Quang Đồng Trần” của Tuệ Trung Thượng Sĩ, tư tưởng Phật học của Phật hoàng Trần Nhân Tông được kế thừa và phát huy từ nguồn tuệ giác của các bậc thiền sư lỗi lạc đương thời, ngài đã giản lược phương pháp tu hành không câu nệ vào hình thức hay chấp trước vào văn tự, phát huy nội lực và định hướng cho người học Phật quay về tánh giác vốn thường hằng nơi mỗi con người, đó là “Bụt ở trong nhà, chẳng phải xa”, “Tịnh Độ là lòng trong sạch, chớ còn ngờ hỏi đến Tây phương; óc đã là tính sáng soi, mựa phải nhọc nhằn tìm về Cực Lạc”, đó là “Biết Chân Như, tin Bát Nhã, chớ cầu tìm Phật Tổ Tây Đông; chứng thực tướng, tỏ vô vi, nào nhọc công kinh thiên Nam Bắc”. Chủ trương nhập thế tích cực như một cương lĩnh, đường lối hoạt động của thiền phái mà Cư Trần Lạc Đạo phú ghi nhận:

      Trần tục mà nên, phút ấy càng yêu hết tấc, Sơn lâm chẳng cốc, hoạ kia thực cả đồ công”
      Lời thơ khuyến cáo bất cứ ai sống giữa đời thế tục, để độ mình độ người mới đáng trân trọng, còn ở giữa rừng núi mà không giác ngộ, không giúp đời thì thật là đáng trách. Chính tư tưởng này làm cho lịch sử truyền thừa thiền phái có dấu ấn lớn với những đại biểu xuất sắc thừa kế, gồm tại gia và xuất gia, tích cực tham gia vào vận nước. Tinh thần này thể hiện rất rõ ràng trong bài “Cư Trần Lạc Đạo” của Trần Nhân Tông:

“Cư trần lạc đạo thả tùy duyên

Cơ tắc san hề khốn tắc miên

Gia trung hữu bảo hưu tầm mịch

Đối cảnh vô tâm mạc vấn thiền”

      Nội dung bài kệ thể hiện tư tưởng thuận thế tùy duyên hành đạo, giải thoát mọi chấp trước ràng buộc, tư tưởng phóng khoáng, tiêu dao tự tại, phản ánh triết lý sống đạo sâu sắc và tích cực, gần gũi với đời sống, thiết thực với người học đạo; nội dung “Cư trần lạc đạo” cho thấy tư tưởng hòa mình vào đời sống, tùy duyên an vui với đạo vốn có sẵn nơi mỗi con người; đó là hãy tùy duyên mà sống, chớ làm trái với quy luật tự nhiên, đó là hãy tự tin vào bản tâm của mình, chớ hướng ngoại vọng cầu, đó là khi tâm đã sáng tỏ thì không còn lệ thuộc vào phương tiện ngôn ngữ, như vậy tôn chỉ và tư tưởng Phật học của Phật hoàng Trần Nhân Tông phản ảnh nhãn quan tuệ giác tường tận muôn duyên, khẳng định Phật tại tâm, bỏ tâm mà cầu đạo là vọng tưởng, đây là chánh kiến, chánh tư
duy, giúp người học Phật tự tin, tự lực, tự cường trên bước đường tu hành giác ngộ giải thoát.

1/Hãy hòa mình với đời sống, vì ở đời muôn sự đều có nhân duyên của nó, nên hãy tùy duyên mà sống an vui với đạo sẵn có nơi mình.

2/ Hành động tùy duyên, tức việc cần làm thì hãy làm, làm đúng lúc, đúng thời, không trái với quy luật tự nhiên.

3/ Nơi mỗi người đều sẵn có chân tâm Phật tánh, nên hãy tự tin vào khả năng của mình, chớ hướng ngoại vọng cầu.

4/ Khi tâm đã sáng tỏ thì không còn lệ thuộc vào những giáo điều ràng buột hay nghĩa lý trong kinh điển.

      Qua đó chúng ta có thể nhận định, giá trị tư tưởng Phật học của Phật hoàng Trần Nhân Tông và Phật giáo Trúc Lâm là triết lý sống đạo chân thường, nhìn thẳng vào thực tại để nội soi và phản tỉnh, đồng thời với tư tưởng “Phật tại tâm”, Phật giáo Trúc Lâm không phân biệt Tăng hay tục, xuất gia hay tại gia mà chủ trương giúp người học Phật nhận diện bổn tâm, liễu ngộ Phật tánh, tin nhân quả, sống chơn thường, trau giồi đức hạnh bằng nếp sống từ bi, thực hành thập thiện và sự nỗ lực tham cứu để phát khởi ánh sáng tuệ giác, đường lối tu tập giản đơn nhưng mạch lạc, cao thâm nhưng gần gủi, khiến cho người học đạo dễ tiếp thu, dễ thực hành, điều quan trọng là nó mang lại hiệu quả thiết thực và lợi ích cho con người ngay trong đời sống hiện tại, đây là nét đặc sắc của tư tưởng Phật học thuần Việt,nêu cao chánh kiến, phát huy nội lực, đáp ứng nhu cầu học Phật của mọi người dân nước Việt. Đặc biệt, tư tưởng “Hòa quang đồng trần” của Tuệ Trung Thượng Sĩ và tư tưởng “Phật tại tâm” đã được Phật hoàng Trần Nhân Tông thể hiện một cách nhẹ nhàng nhưng rất sâu sắc.

      Trong vai trò lãnh đạo Phật giáo Trúc Lâm, Phật hoàng Trần Nhân Tông đã giản lược tận cùng giáo pháp của Đức Phật gói gọn trong ba chữ “Phật tại tâm”, với tư tưởng “Phật tại tâm”, người học Phật bất luận là Tăng hay tục đều có thể tự giác tu tập và liễu ngộ Phật pháp ngay trong đời sống hiện tại. Tư tưởng Phật tại tâm của Phật hoàng Trần Nhân Tông đặt nền móng tu hành ngay nơi tâm của mọi hành giả, điều này khiến cho những ai khao khát con đường giải thoát đều tự tin và phấn khích mọi người có duyên với Phật pháp nỗ lực tham thiền học đạo, nhờ vậy mà Phật giáo Trúc Lâm có sức lan tỏa mãnh liệt trong đời sống xã hội thời bấy giờ.

       Hành trạng dấn thân nhập thế và đạo hạnh của Phật hoàng Trần Nhân Tông vang dội bốn phương, một vị minh quân từng lãnh đạo quân dân đánh tan đoàn quân xâm lược Nguyên Mông, làm cho đất nước hòa bình thạnh trị, lại trở thành một Tăng sĩ đầu đà khổ hạnh, đi khắp mọi nơi hoằng dương Phật pháp, điều này đã thu hút người học đạo và làm tăng thêm sự kính ngưỡng của người dân đối với đạo Phật. Sự thâm chứng Phật pháp, tài năng tổ chức, lãnh đạo, điều hành và những đóng góp to lớn trên nhiều lĩnh vực của Tam Tổ Trúc Lâm, trong đó có hệ thống tư tưởng Phật học đặc sắc của ba vị Tổ Sư Phật giáo Trúc Lâm, đặc biệt là tạng pháp ngữ của Phật hoàng Trần Nhân Tông, tiêu biểu là “Cư Trần Lạc Đạo Phú” như sử sách ghi chép, đã tạo nên những giá trị văn hóa đặc sắc của Phật giáoTrúc Lâm, ghi đậm dấu ấn về một dòng Phật giáo mang bản sắc đặc thù của dân tộc.

       Kính thưa quý vị         

 Nhìn lại lịch sử, kể từ khi Phật hoàng Trần Nhân Tông sáng lập dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử, thống nhất các tổ chứcthiền phái  xây dựng nên Phật giáo Trúc Lâm, một tổ chức Giáo hội đầu tiên trong lịch sử Phật giáo nước nhà, tạonên dòng Phật giáo thuần Việt đậm  đà bản sắc dân tộc, góp phần to lớn cho sự nghiệp phát triển Phật giáo nói riêng và dân tộc nói chung, do vậy chúng ta  thể khẳng định, công cuộc thống nhất Phật giáo thời nhà Trần được thiết lập vàthực hiện thành công chính  nhờ vào  tưởng đoàn kết hòa hợp Tăng già   tưởng thống nhất các tổ chức thiền phái thời bấy giờ do đấng Điều Ngự Giác Hoàng  khởi xướng.

        Một điều mà chúng ta cần quan tâm, đó là, nếu như tư tưởng “Hòa quang đồng trần” và tư tưởng “Phật tại tâm” đặt nền móng căn bản về ý chí phát huy nội lực, định hướng tư duy và phương pháp tu hành cho người học Phật, thì tư tưởng thống nhất các tổ chức thiền phái trong cộng đồng Phật giáo mà Phật hoàng Trần Nhân Tông khởi xướng đã đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển mạnh mẽ của Phật giáo Trúc Lâm thời bấy giờ.

Liên hệ đến Phật giáo nước nhà thời đại ngày nay chúng ta sẽ thấy, vào những năm đầu thập niên 80 của thế kỷ trước, sau ngày đất nước hòa bình thống nhất, trong bối cảnh xã hội còn nhiều biến động, tình hình nội bộ Phật giáo thời bấy giờ vẫn còn rời rạc, sự hoạt động riêng lẻ của từng hệ phái Phật giáo tiềm ẩn nguy cơ dẫn đến phân hóa nội bộ, trong hoàn cảnh xã hội và nội tình Phật giáo lúc bấy giờ, thì công cuộc thống nhất Phật giáo Việt Nam đã được Chư Tôn Đức Giáo phẩm của các tổ chức hệ phái đồng thuận tiến hành, sự hợp nhất của các hệ phái Phật giáo trên tinh thần nhất quán vì lợi ích đạo pháp và dân tộc đã hình thành nên ngôi nhà Giáo hội Phật giáo Việt Nam, đây là tổ chức Phật giáo chính thống và duy nhất trên đất nước Việt Nam được Nhà nước Việt Nam công nhận, kể từ đó đếnnay, dưới sự lãnh đạo điều hành của Chư Tôn Đức Giáo phẩm Hội đồng Trị sự trong từng nhiệm kỳ và sự hoạt động đồng bộ, hòa điệu nhịp nhàng giữa các Ban, Viện và Giáo hội các cấp đã tạo nên luồng sinh khí trong đời sống sinh hoạt của Tăng Ni Phật tử, kể từ đây, ngôi nhà Giáo hội Phật giáo Việt Nam thật sự là trung tâm tập hợp nguồn nội lực lớn lao của Phật giáo Việt Nam, thu hút quần chúng nhân dân đến với đạo Phật, tạo điều kiện thuận lợi cho Tăng Ni Phật tử tu hành, cũng như phụng sự đạo pháp và dân tộc, qua đó có thể nói rằng, chính tư tưởng thống nhất ba thiền phái lúc bấy giờ của Phật hoàng Trần Nhân Tông đã đặt nền móng và kế thừa cho sự ra đời của Giáo hội Phật giáo Việt Nam và tạo nên diện mạo khởi sắc của ngôi nhà Phật giáo Việt Nam trong thời đại mới; điều này cho thấy,tư tưởng đoàn kết hòa hợp Tăng già và tư tưởng thống nhất các tổ chức hệ phái trong cộng đồng Phật giáo dù ở thời đại nào cũng luôn là tư tưởng chủ đạo cho một chiến lược phát triển bền vững. Như vậy, tư tưởng thống nhất các tổ chức thiền phái trong sinh hoạt Phật giáo thời nhà Trần, do Phật hoàngTrần Nhân Tông phát khởi và thực hiện, nó không chỉ có giá trị sau khi Phật giáo Trúc Lâm ra đời, mà tư tưởng thống nhất tổ chức đó còn mang lại những kết quả to lớn cho Phật giáo thời nhà Trần và cho Phật giáo Việt nam trong mọi thời đại sau này, cũng như sự hội nhập của Phật giáo Việt Nam trên trường quốc tế.

       Kính thưa quý vị

       Nhân dịp kỷ niệm 760 năm ngày sinh và 710 năm ngày nhập Niết bàn của Phật hoàng Trần Nhân Tông, chúng tôi rất mong, Hội thảo sẽ có nhiều tham luận sâu sắc và đầy đủ hơn để làm nguồn tư liệu quý báu phục vụ cho việc tìm hiểu, nghiên cứu về những giá trị tư tưởng, văn hóa đặc sắc của Phật hoàng Trần Nhân Tông và Phật giáo Trúc Lâm.
Kính chúc Hội thảo thành công tốt đẹp!